Trong khi các tiêu chuẩn toàn cầu về tăng mức an toàn, việc đổi mới công nghệ và nhận thức của người tiêu dùng về hệ thống năng lượng mặt trời đang phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp thương mại cũng hưởng lợi về tài chính và lợi ích về môi trường như vậy. SolarEdge vẫn duy trì cam kết dẫn đầu việc phát triển các giải pháp năng lượng mặt trời một cách an toàn hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp thương mại, các quy định của chính phủ, các yêu cầu về bảo hiểm và các mục tiêu bền vững lâu dài.
Sự cải thiện về kinh tế, các biện pháp khuyến khích của chính phủ và sự nâng cao nhận thức về năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế khả thi cho sản xuất điện đang dẫn đến nhiều công ty sử dụng năng lượng mặt trời. Với tiềm năng mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, cả lớn và nhỏ, các giải pháp năng lượng thông minh đang phát triển trên các mái nhà của các trung tâm mua sắm, nhà máy sản xuất, sân bay, trường học và bệnh viện. Phần lớn thu hút chủ yếu là lợi ích kinh tế, đặc biệt là trong môi trường tiêu thụ điện và chi phí tăng cao. Khoản đầu tư này thường được thực hiện trong khoảng thời gian 5 – 10 năm, lợi nhuận từ hệ thống năng lượng mặt trời với hóa đơn tiền điện thấp hơn do điện được tạo ra bởi hệ thống năng lượng mặt trời, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào lưới điện.
Ngoài ra còn có động lực mạnh mẽ trong việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời là giảm thiểu chỉ số khí thải carbon của một công ty, mang lại những lợi ích tự nhiên cho môi trường – bằng cách cắt giảm lượng khí thải C02 và giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu. Ngày nay, hướng tới chương trình môi trường doanh nghiệp cũng đã trở nên quan trọng trong bảng cân đối tài chính, do đó nhiều công ty trong danh sách Fortune 500 đang thúc đẩy các mục tiêu đầy tham vọng không có carbon.
Theo đó, các hệ thống điện mặt trời PV hiện được coi là khoản đầu tư dài hạn cần được quản lý và giám sát chặt chẽ để tối đa hóa ROI và tiết kiệm lợi nhuận. Như với bất kỳ khoản đầu tư nghiêm túc nào, các bên liên quan phải đảm bảo rằng nhân viên của các doanh nghiệp đó, cũng như các tài sản mà họ cấp vốn được an toàn và đảm bảo không bị tổn hại về vật chất. Các tòa nhà thương mại là tài sản có giá trị cao, trong trường hợp hỏa hoạn có thể gây thiệt hại về tài sản và gián đoạn kinh doanh. Một cân nhắc khác là một số công ty bảo hiểm mở rộng phạm vi bảo hiểm cho các tòa nhà có lắp đặt hệ thống PV trên mái, nếu họ cung cấp đầy đủ các biện pháp an toàn cho con người và tài sản.
Để giải quyết những vấn đề này và các mối bận tâm khác về an toàn, các hệ thống PV chất lượng cao được nâng cao các tính năng an toàn là một giải pháp cực kỳ cần thiết.
Hãy bắt đầu với những điều cơ bản
Điều quan trọng cần lưu ý là các hệ thống PV an toàn, đáng tin cậy và vốn dĩ không gây nguy hiểm cho người và tài sản. Phải hiểu cách thức hoạt động của hệ thống năng lượng mặt trời để biết cách giảm thiểu bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào về mặt an toàn.
Các bộ phận chính của hệ thống năng lượng mặt trời là các mô-đun PV và biến tần. Mô-đun PV – còn được gọi là mô-đun năng lượng mặt trời – tạo ra nguồn điện bằng cách chuyển đổi bức xạ mặt trời thành dòng điện một chiều (DC). Sau đó, biến tần chuyển đổi dòng điện DC thành dòng điện xoay chiều (AC) được sử dụng để cấp điện cho hộ gia đình, tòa nhà và doanh nghiệp. Nguy cơ hỏa hoạn do chính hệ thống PV gây ra là khá hiếm. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là hệ thống PV cũng là các trạm phát điện nhỏ nằm trên mái nhà.
Khi mặt trời mọc, điện áp DC cao sẽ cung cấp năng lượng cho các mô-đun PV và dây dẫn, ngay cả khi cầu dao chính đang ngắt. Điều này có nghĩa là, trong trường hợp không may xảy ra hỏa hoạn hoặc trường hợp khẩn cấp, nhân viên cứu hỏa phải đợi đến khi mặt trời lặn mới có thể can thiệp. Để đảm bảo an toàn cho họ, nhân viên cứu hỏa thường cắt nguồn điện lưới cung cấp cho các công trình đang bị cháy như một quy trình phòng ngừa trước khi dập tắt đám cháy. Họ cho rằng không có nguy cơ bị điện giật khi nguồn điện lưới đã được ngắt, điều này cho phép phun nước và tạo ra các lỗ thủng trên mái nhà để có thể tiêu tán nhiệt và khói. Tuy nhiên, giả định này không đúng trong trường hợp của hệ thống PV trên mái.
Trong khi tình huống này có thể tiềm ẩn rủi ro, nên khi việc áp dụng thiết kế hệ thống tiên tiến và thông qua việc lựa chọn cẩn thận sản phẩm, những rủi ro này có thể được giảm thiểu.
An toàn bắt đầu ở cấp độ mô-đun
Các biến tần chuỗi truyền thống thường bị hạn chế về chức năng an toàn vì chúng không có chức năng làm giảm điện áp DC khi tắt. Để đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, thiết bị an toàn đặc thù cần phải mua và lắp đặt thêm, làm tăng thêm chi phí và nhân công cho việc lắp đặt.
Mặc dù có thể khó khăn và tốn nhiều chi phí cho những lo ngại về an toàn, nhưng vẫn có một số giải pháp cung cấp được chức năng an toàn nâng cao.
Ví dụ, SolarEdge đã phát triển một giải pháp điện tử công suất ở cấp độ mô-đun dựa trên các bộ tối ưu hóa công suất optimizer. Bộ tối ưu hóa công suất optimizer là thiết bị điện tử được gắn vào mỗi mô-đun, cung cấp cho chúng tính độc lập để tối đa hóa sản lượng. Bộ tối ưu hóa công suất optimizer biến mô-đun năng lượng mặt trời thành mô-đun thông minh, tăng sản lượng điện của hệ thống và cho phép giám sát và kiểm soát ở cấp độ mô-đun.
Không kém phần quan trọng là chúng cung cấp sự an toàn được nâng cao. Là một phần của giải pháp, chức năng SafeDC™ của SolarEdge giảm điện áp mô-đun xuống 1 volt khi biến tần tắt. Điều này rất quan trọng vì ngay cả khi nhân viên cứu hỏa không hay biết về sự tồn tại của hệ thống PV, chế độ an toàn ở cấp độ mô-đun sẽ được khởi động khi họ ngắt nguồn điện. Chức năng SafeDC™ cũng giúp tránh thêm chi phí lắp đặt bộ phận đặc thù riêng cho an toàn – giảm thời gian lắp đặt và khả năng xảy ra lỗi.
Ngoài ra, với bộ tối ưu hóa công suất optimizer, mỗi mô-đun có thể được giám sát liên tục để xác định hiệu suất và cảnh báo cho nhân viên lắp đặt hoặc chủ sở hữu hệ thống về các lỗi có thể xảy ra và rủi ro tiềm ẩn về an toàn. Do đó, nhân viên bảo trì có thể giám sát và khắc phục sự cố từ xa, thay vì thực hiện chẩn đoán tại công trường.
An toàn hệ thống đặc biệt quan trọng trong những khu vực liên quan tới con người. Khách sạn Okura ở Amsterdam, một địa điểm cao cấp nổi tiếng với việc tổ chức các hội nghị kinh doanh uy tín, đã quyết định giảm việc lệ thuộc vào điện lưới bằng việc nhờ Solnet Group lắp đặt một hệ thống PV trên mái. Sau đó Solnet Group đã nhờ đến SolarEdge, vì hệ thống năng lượng mặt trời của SolarEdge được thiết kế để giảm thiểu các vấn đề tiềm ẩn đến hỏa hoạn và an toàn điện mà nó có thể xảy ra trong các biến tần truyền thống. Các biện pháp an toàn được tích hợp sẵn bao gồm SafeDC™, phát hiện lỗi hồ quang và ngắt để ngăn ngừa hỏa hoạn do điện, giúp các nhà đầu tư thêm yên tâm, điều này đặc biệt quan trọng đối với khách ở khách sạn.
Sự tự tin vào công nghệ SafeDC™ của SolarEdge được mở rộng sang đến các nhân viên cứu hỏa bằng việc lắp đặt SolarEdge trên mái của các trạm cứu hỏa của chính họ. Tại Vương quốc Anh, một dịch vụ cứu hỏa và cứu hộ đã chọn SolarEdge cho hệ thống PV 700 kW trên 12 trạm cứu hỏa khác nhau và 3 tòa nhà ở trụ sở chính. Điều này là do các tính năng an toàn tiên tiến của SolarEdge, chẳng hạn như cổng giao thức chống cháy cho phép quản lý an toàn tập trung cho các hệ thống PV, bao gồm việc tắt hệ thống DC tự động và thủ công, báo thời gian thực về điện áp DC của hệ thống để đảm bảo an toàn và nút dừng khẩn cấp cho toàn bộ hệ thống PV.
Hiểu các quy định của chính phủ và yêu cầu về bảo hiểm
Do những lo ngại về an toàn này cùng với sự nở rộ của thị trường năng lượng mặt trời, các quy định về an toàn đang được hướng đến bởi các công ty bảo hiểm, cơ quan cứu hỏa và các công ty dịch vụ tiện ích trên khắp thế giới. Mặc dù các yêu cầu về an toàn PV là trách nhiệm của mỗi quốc gia và có thể khác nhau tùy theo khu vực, nhưng các quy định tiến bộ đang có tác động chung trong việc dẫn dắt ngành năng lượng mặt trời theo hướng cải thiện an toàn của hệ thống. Tiêu chuẩn an toàn cháy nổ VDE-Fire của Đức quy định rằng sau khi tắt nguồn điện AC, không để xảy ra nguy cơ bị điện giật đối với những người ứng cứu đầu tiên khi tiếp xúc trực tiếp với cáp DC điện áp cao.
Hoa Kỳ, quốc gia đi đầu trong các quy định về an toàn hệ thống PV, trong quy định của NEC 2017 đã đưa vào yêu cầu về chức năng tắt nguồn nhanh cho tất cả các hệ thống trên mái. Quy định này tuyên bố đối với chuỗi các tấm quang năng với dây dẫn được vượt quá 30,5 cm (1 foot), chuỗi các tấm quang năng này phải được giảm xuống 30 volt hoặc thấp hơn trong vòng 30 giây, cho phép nhân viên lắp đặt, nhân viên bảo trì và nhân viên cứu hỏa nhanh chóng xử lý hệ thống sau khi tắt nguồn.
Một lĩnh vực trọng tâm khác là phát hiện hồ quang. Các quy định an toàn nâng cao yêu cầu thực hiện chức năng phát hiện hồ quang, được thiết kế để giảm thiểu tác động của sự cố hồ quang có khả năng gây ra nguy cơ hỏa hoạn. Tiêu chuẩn phát hiện hồ quang ở Hoa Kỳ, UL 1699B, yêu cầu phát hiện hồ quang một cách cụ thể khi chúng xảy ra. Dù đang được triển khai, Vương quốc Anh vẫn chưa áp đặt các yêu cầu phát hiện hồ quang, tuy nhiên, các công ty bảo hiểm có thể yêu cầu điều này. Trên thực tế, một công ty bảo hiểm và đánh giá rủi ro hàng đầu đã khuyến nghị các giải pháp PV được tối ưu hóa DC như ưu tiên của họ cho các hệ thống trên mái.
Trên toàn cầu, nhiều chính phủ đang công bố cam kết của họ đối với một chính sách môi trường mới nhằm đạt được trung hòa carbon vào năm 2050. Điều này cho thấy sự chuyển dịch sang nền kinh tế carbon thấp và là cơ hội để khuyến khích đầu tư và đổi mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Trong khi các tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn, việc đổi mới công nghệ và nhận thức của người tiêu dùng về hệ thống năng lượng mặt trời đang phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp thương mại cũng hưởng lợi về tài chính và lợi ích về môi trường như vậy. SolarEdge vẫn duy trì cam kết dẫn đầu việc phát triển các giải pháp năng lượng mặt trời một cách an toàn hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp thương mại, các quy định của chính phủ, các yêu cầu về bảo hiểm và các mục tiêu bền vững lâu dài.
Giới thiệu về SolarEdge:
SolarEdge là công ty hàng đầu toàn cầu về năng lượng thông minh, cung cấp các giải pháp thương mại và dân dụng sáng tạo, cung cấp năng lượng cho cuộc sống và thúc đẩy tiến bộ trong tương lai.
Tận dụng kỹ thuật đẳng cấp thế giới và tập trung đổi mới không ngừng, SolarEdge đã phát triển một giải pháp biến tần thông minh đột phá, thay đổi cách thức thu và quản lý điện trong các hệ thống năng lượng mặt trời (PV).
Ngày nay, SolarEdge là công ty biến tần năng lượng mặt trời số 1 thế giới về doanh thu với hơn 2,3 triệu biến tần thông minh SolarEdge và hơn 54 triệu bộ tối ưu hóa công suất được lắp đặt tại 133 quốc gia. SolarEdge đáp ứng nhu cầu cho nhiều phân khúc thị trường năng lượng thông minh thông qua các giải pháp dịch vụ PV, lưu trữ, sạc EV, pin, UPS và dịch vụ lưới điện.
https://solaredge.com
MEIR ADEST – GIÁM ĐỐC THÔNG TIN KIÊM NHÀ SÁNG LẬP SOLAREDGE
Theo TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
———————
Tin tức liên quan: Alena Energy giới thiệu thương hiệu inverter số 1 thế giới