Những năm gần đây, việc chuyển đổi từ nguồn điện truyền thống sang sử dụng điện năng lượng mặt trời đang dần nở rộ. Ngày càng nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp và hộ gia đình lựa chọn giải pháp này vì những lợi ích không những về kinh tế như tiết kiệm chi phí tiền điện mà còn là xu hướng sử dụng năng lượng sạch thân thiện môi trường.
Cho đến hiện tại, ba ưu điểm lớn nhất mà năng lượng điện mặt trời mang lại cho người dùng chính là: thân thiện với môi trường; giảm chất thải (gây hiệu ứng nhà kính) của các nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống; giảm tải cho lưới điện quốc gia, tiết kiệm tiền điện, thậm chí có thêm thu nhập cho chủ sử dụng điện mặt trời.
Điện mặt trời thân thiện với môi trường
Trong khi nguồn năng lượng từ nhiệt điện than và thủy điện đang dần bộc lộ ra nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn nạn ô nhiễm môi trường hoặc sự cạn kiệt dần của các khoáng sản hóa thạch, thì việc chuyển đổi nguồn nhiên liệu sản xuất điện sang các nhiên liệu sạch như gió, ánh sáng mặt trời… chính là xu hướng tất yếu.
Nguồn năng lượng tạo ra điện mặt trời chính là năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Người ta sẽ sử dụng những tấm pin (những tế bào quang điện – PV) để hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và từ đó chuyển hóa thành năng lượng điện một chiều. Sau đó, lại sử dụng hệ thống Inverter để chuyển đổi nguồn điện một chiều này sang dòng điện xoay chiều 220v, trở thành nguồn điện có thể sử dụng trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người.
Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Theo ước tính, số giờ nắng trung bình mỗi năm ở nước ta khá cao: miền Bắc thường đạt 1500 – 1700 giờ/năm; miền Nam là 2000 – 2600 giờ/năm. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng nguồn năng lượng vô tận này mà không cần lo cạn kiệt tài nguyên hay ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 6 tháng đầu năm 2020 đã huy động 5,41 tỷ kWh từ nguồn điện năng lượng tái tạo, trong đó điện mặt trời đạt 4,71 tỷ kWh, tăng gấp 5,35 lần so với cùng kỳ năm 2019. Điều này cho thấy người Việt đang rất quan tâm đến việc sử dụng năng lượng sạch. Bên cạnh đó, ngành điện lực và hiệp hội năng lượng sạch cũng đang đưa ra nhiều chiến dịch, nhằm thúc đẩy người dân sử dụng nguồn năng lượng an toàn này.
Đầu tư thấp, lợi nhuận cao
Theo một số khảo sát và nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng điện năng lượng mặt trời sẽ giúp chủ đầu tư có thể tiết kiệm lên đến 90% chi phí sử dụng điện. Không những vậy, khi lượng điện sản xuất ra nhiều hơn so với nhu cầu sử dụng, chủ đầu tư có thể bán lại cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam EVN.
Cụ thể, quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam, đã có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020. Theo đó, EVN sẽ thực hiện thanh toán 1.943 đồng/kWh, cho lượng điện năng từ hệ thống điện mặt trời áp mái chuyển phát lên lưới điện quốc gia. Có thể thấy rằng đây là một mức giá hấp dẫn, cao hơn mức giá bán lẻ điện bình quân mà EVN cung cấp cho khách hàng.
Theo anh Phan Ngọc Ánh, giám đốc công ty TNHH Công nghệ năng lượng Alena: “Hiện tại, chỉ cần từ 50.000.000 đồng, chủ đầu tư đã có thể sở hữu một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái hoàn chỉnh. Mức chi phí này là hoàn toàn hợp lý, bởi tuổi thọ trung bình của một hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể lên đến 20 năm. Như vậy, tính trung bình thì mỗi năm, chủ đầu tư chỉ phải chi trả chưa tới 2.500.000 đồng chi phí sử dụng điện. Chưa kể, lượng điện năng dư thừa còn được EVN mua lại. Tất cả chủ đầu tư có đăng ký lắp đặt hệ thống điện mặt trời chính thống đều sẽ được ký hợp đồng mua bán điện với EVN ngay”.
Theo EVN, đến tháng 9-2020, cả nước đã có tổng cộng gần 50.000 hệ thống điện mặt trời áp mái, với tổng công suất gần 1.200 MWp được lắp đặt và đưa vào vận hành. Như vậy, việc sử dụng điện mặt trời áp mái đang ngày càng thu hút các chủ đầu tư và những hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện năng cao.
Nên sử dụng năng lượng điện mặt trời áp mái nào?
Hiện nay, phương pháp điện năng lượng mặt trời của được các chủ đầu tư sử dụng phổ biến nhất chính là hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái. Với phương pháp này, các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ được đặt cố định trên mái nhà, phù hợp cho nhà mái ngói, mái tôn, và nhất là mái bằng. Cách lắp đặt này không chỉ mang lại nguồn điện để sử dụng, mà còn giúp làm mát cho toàn bộ ngôi nhà.
Chủ đầu tư thường sẽ có 3 gói lựa chọn lắp đặt, gồm: hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái độc lập, hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái nối lưới trực tiếp và hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp. Trong đó:
Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập ưu việt nhất. Nó giúp chủ đầu tư tự chủ được nguồn điện, không phải phụ thuộc vào lưới điện quốc gia, có thể lắp đặt ở bất cứ đâu, miễn đảm bảo thu được nguồn sáng mặt trời. Tuy vậy, chi phí đầu tư cho hệ thống điện này khá cao do phải lắp đặt toàn bộ hệ thống đi kèm với pin lithium để tích trữ điện và việc thay thế pin lithium lưu trữ sau một thời gian 5 năm.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời hoà lưới có ưu điểm là chi phí lắp đặt và bảo dưỡng đều thấp, có thể giảm tải áp lực cho mạng lưới điện quốc gia vào những giờ cao điểm. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này là chủ đầu tư chỉ có thể sử dụng điện năng lượng mặt trời vào ban ngày, ban đêm vẫn phải sử dụng điện do mạng lưới điện quốc gia cung cấp.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái kết hợp, vừa lưu trữ vừa hoà lưới ra đời là sự kết hợp của 2 hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái độc lập và hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái nối lưới trực tiếp. Mô hình này phù hợp với những địa điểm sử dụng nguồn điện năng lớn như trường học, công sở, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp…
Nói chung, tùy vào nhu cầu sử dụng điện của chủ đầu tư mà các doanh nghiệp cung cấp điện mặt trời sẽ tư vấn và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái phù hợp.
Ngoài ra, khách hàng có thể tự tính toán chi phí lắp đặt điện mặt trời hòa lưới theo nhu cầu gia đình mình thông qua phần mềm sau: https://solar.alena-energy.com
Công ty TNHH công nghệ năng lượng Alena
Trụ sở chính: 167 – 169 Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028 39 26 26 83
Fax: 028 39 26 26 82
Email: sales@alena-energy.com
Website: https://alena-energy.com