Hội thảo đề xuất giải pháp quản lý quá tải nhằm hỗ trợ huy động tối ưu nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện

Ngày 20/4/2021, Bộ Công Thương cùng với Cục Điều tiết điện lực và đơn vị tư vấn đã tổ chức hội thảo tham vấn “Các giải pháp quản lý quá tải nhằm hỗ trợ huy động tối ưu nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện.”

Hội thảo đề xuất giải pháp quản lý quá tải nhằm hỗ trợ huy động tối ưu nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện
Tại hội thảo, đơn vị tư vấn đã đề xuất một số giải pháp để cải thiện hiện trạng quản lý nghẽn lưới ở Việt Nam, cụ thể như sau:

Về khung pháp lý:

Cơ chế giá FIT thay đổi theo vùng hoặc theo thời gian: Cơ chế giá FIT cho toàn quốc hiện nay đang khuyến khích các nhà đầu tư tập trung vào các khu vực thuận lợi về điều kiện tự nhiên, ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Có thể loại bỏ nút thắt này bằng cách thay đổi giá FIT theo thời gian trong ngày hoặc khác nhau giữa các vùng.
Ưu tiên huy động năng lượng tái tạo: Ngoài cơ chế giá FIT, NLTT ở Việt Nam còn được ưu tiên trong việc huy động trước và cắt giảm sau các nhà máy điện truyền thống. Thứ tự ưu tiên này có thể được thay bằng các phương pháp hiệu quả hơn, ví dụ như ưu tiên theo chi phí quy dẫn.

Về lưới điện:

Truyền tải điện một chiều cao áp (HVDC) là giải pháp dài hạn được đề xuất khi vừa giúp giải tỏa đường dây truyền tải Bắc – Nam, vừa có thể cung cấp các chức năng ổn định lưới điện như bù công suất phản kháng.
Máy biến áp dịch pha: Công nghệ này cho phép kết nối hiệu quả hơn giữa hai vùng và giúp tăng hiệu quả sử dụng công suất sẵn có của đường dây.

Về thị trường:

Các hệ thống tích trữ năng lượng cần được đẩy mạnh. Tích trữ năng lượng có thể bù lại sự biến động của nguồn NLTT, tạo ra sự linh hoạt trong vận hành. Hơn nữa, hệ thông tích trữ năng lượng giúp dịch chuyển đỉnh công suất của nguồn NLTT sang thời điểm đỉnh phụ tải.

Khu vực đấu thầu: Hai khu vực đấu thầu sẽ được hình thành khi một đường dây của hệ thống bị quá tải, sao cho trong mỗi vùng, điện năng có thể mua bán, bỏ qua giới hạn truyền tải của các đường dây. Do đó, giá điện được giảm ở khu vực dư thừa và tăng ở khu vực thiếu hụt công suất. Trong trường hợp cực đoan của phân chia thị trường, mỗi nút của lưới điện sẽ đại điện cho một vùng đấu thầu (Giá biên nút). Hiệu ứng thay đổi về giá có thể loại bỏ tình trạng nghẽn lưới.

Số hóa/Tự động hóa: Các hệ thống điện mặt trời (bao gồm cả điện mặt trời mái nhà), điện gió chủ yếu được kết nối với lưới điện phân phối. Do đó, các trạm biến áp phân phối sẽ cần được số hóa để cải thiện sự phối hợp giữa các đơn vị sản xuất, vận hành hệ thống truyền tải và phân phối.

Đây là hội thảo đầu tiên trong chuỗi hội thảo tham vấn để thực hiện nhiệm vụ “Các giải pháp quản lý nghẽn lưới giúp hạn chế cắt giảm nguồn năng lượng tái tạo”. Nhiệm vụ này nhằm xây dựng chi tiết cơ chế điều độ phù hợp với Việt Nam (liên quan đến cả lưới điện và thị trường), tối thiểu hóa chi phí nâng cấp lưới điện để giảm thiểu việc cắt giảm công suất nguồn điện năng lượng tái tạo, đề ra các giải pháp (nếu việc cắt giảm là không tránh được) và đề xuất cơ chế hỗ trợ tài chính. Các hệ thống tích trữ năng lượng cần được đẩy mạnh. Tích trữ năng lượng có thể bù lại sự biến động của nguồn NLTT, tạo ra sự linh hoạt trong vận hành. Hơn nữa, hệ thông tích trữ năng lượng giúp dịch chuyển đỉnh công suất của nguồn NLTT sang thời điểm đỉnh phụ tải.
Khu vực đấu thầu: Hai khu vực đấu thầu sẽ được hình thành khi một đường dây của hệ thống bị quá tải, sao cho trong mỗi vùng, điện năng có thể mua bán, bỏ qua giới hạn truyền tải của các đường dây. Do đó, giá điện được giảm ở khu vực dư thừa và tăng ở khu vực thiếu hụt công suất. Trong trường hợp cực đoan của phân chia thị trường, mỗi nút của lưới điện sẽ đại điện cho một vùng đấu thầu (Giá biên nút). Hiệu ứng thay đổi về giá có thể loại bỏ tình trạng nghẽn lưới.

Số hóa/Tự động hóa: Các hệ thống điện mặt trời (bao gồm cả điện mặt trời mái nhà), điện gió chủ yếu được kết nối với lưới điện phân phối. Do đó, các trạm biến áp phân phối sẽ cần được số hóa để cải thiện sự phối hợp giữa các đơn vị sản xuất, vận hành hệ thống truyền tải và phân phối.

Đây là hội thảo đầu tiên trong chuỗi hội thảo tham vấn để thực hiện nhiệm vụ “Các giải pháp quản lý nghẽn lưới giúp hạn chế cắt giảm nguồn năng lượng tái tạo”. Nhiệm vụ này nhằm xây dựng chi tiết cơ chế điều độ phù hợp với Việt Nam (liên quan đến cả lưới điện và thị trường), tối thiểu hóa chi phí nâng cấp lưới điện để giảm thiểu việc cắt giảm công suất nguồn điện năng lượng tái tạo, đề ra các giải pháp (nếu việc cắt giảm là không tránh được) và đề xuất cơ chế hỗ trợ tài chính.

Theo: Bộ công thương

Để lại 1 bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon