Hội thảo khoa học “Ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng” và “Công nghệ nâng cao hiệu suât” cho các dự án Năng lượng tái tạo của Việt Nam

Trong thời gian qua, với sự phát triển mạnh của các nguồn điện gió, mặt trời với tỷ trọng công suất chiếm hơn 25% tông công suất đặt của toàn hệ thống, hệ thống điện Việt Nam đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều vấn đề kỹ thuật (tình trạng quá tải lưới điện, thừa nguồn phát trong một số thời điểm, mất cân đối tại các khu vực..) dẫn tới một số nguồn năng lượng tái tạo đã phải giảm, hoặc ngừng phát điện tại một sô thời điểm theo yêu cầu của an toàn vận hành hệ thống điện. Tình trạng này đã, đang gây khó khăn rất lớn cho các chủ đầu tư điện gió. mặt trời, làm suy yếu mô hình tài chính – vốn là những cam kết của chủ đầu tư với các bên cho vay, cũng như gây khó khăn trong quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia.

Do đó, vấn đề nghiên cứu “ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng”, cũng như “đầu tư công nghệ nâng cao hiệu suất” cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam đang được các cấp quản lý, vận hành, các nhà đầu tư quan tâm.

Hội thảo khoa học “Ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng" và "Công nghệ nâng cao hiệu suât” cho các dự án Năng lượng tái tạo của Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu đó, Ngày 24/11/2021, Tạp Chí Năng Lượng Việt Nam phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo khoa học về “Ứng dụng hệ thống lưu trữ năng lượng và Công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam”. Đây là diễn đàn cấp thiết để các nhà quản lý, vận hành, cơ quan tư vân, các nhà sản xuất, cung cấp thiết bị, công nghệ, cũng như các nhà đầu tư trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo phản ánh, trao đổi những khó khăn, phức tạp kỹ thuật trong vận hành hệ thống; sự cần thiết, tính hiệu quả trong trang bị hệ thống pin lưu trữ điện năng, xây dựng thủy điện tích năng, đầu tư công nghệ, khả năng cung cấp thiết bị, xu hướng phát triển công nghệ nâng cao hiệu suất cho các dự án năng lượng tái tạo; đồng thời, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển năng lượng tại Việt Nam trong tương lai tới.

Trên cơ sở nội dung này, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực, Bộ Công Thương, các nhà quản lý, Hội đồng Khoa học Năng lượng Tạp chí Năng lượng Việt Nam và các chuyên gia ghi nhận, chia sẻ để có các ý kiến với cấp thâm quyên, tìm các giải pháp đề phát triên hệ thống lưu trữ năng lượng, đầu tư công nghệ, thiết bị phù hợp, có hiệu quả trong hệ thống điện Việt Nam.

Các nội dung chủ đề:

  1. Về nghiên cứu: Hội thảo sẽ là dịp để các tô chức tư vấn trao đổi một số kết quả nghiên cứu về hệ thống pin lưu trữ, đầu tư công nghệ. thiết bị và thủy điện tích năng trong hệ thống điện. Kinh nghiệm. chính sách phát triên của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
  2. Về vận hành: Hội thảo là dịp để các nhà quản lý, vận hành trao đổi những khó khăn, phức tạp về kỹ thuật khi điều độ quản lý vận hành hệ thống trong tình trạng tích hợp cao tỷ trọng NLTT vào hệ thống điện. Cạnh đó, các nhà đầu tư nêu những khó khăn, vướng mắc, cũng như tình trạng huy động công suất NLTT trong thời gian qua, mong muôn và khả năng đầu tư thiết bị, công nghệ nâng cao hiệu suất, đặc biệt là hệ thống pin lưu trữ.
  3. Về Công nghệ: Hội thảo là dịp để các nhà sản xuất, các nhà cung cấp thiết bị giới thiệu tiềm năng sản xuất, công nghệ các thiết bị tiên tiến, hiệu suất cao mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà đầu tư. Xu hướng công nghệ và giá thành của các loại thiết bị, công nghệ này trong thời gian tới.

Thời gian (dự kiến):

  • Buổi sáng, ngày 24/11/2021 (thứ Tư).
  • Địa điểm: tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế – ICC (Địa chỉ: số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội).

Khách mời

Hội thảo dự kiến sẽ có khoảng 250 – 300 đại biểu/khách mời. Bao gồm:

1. Đại biếu Việt Nam:

  • Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo – BCT.
  • Lãnh đạo Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện lực.
  • Cục Điều tiết Điện lực – BCT.
  • Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
  • Lãnh đạo EVNNPT, EVNCPC, Điều độ A0….
  • Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
  • Tư vấn quốc tế: GE.
  • Lãnh đạo các tập đoàn: Trung Nam Group, BIM Energy, Xuân Thiện Group, Hà Đô Group, tập đoàn Super Energy (Thái Lan), Tập đoàn Sao Mai, Hacom Holdings, Bamboo Capital, BCG Energy, Tập đoàn Hà Đô, Tập đoàn Trường Thành Việt Nam, Tập đoàn Gelex, Thành Thành công, Viettracimex..
  • Và các Chuyên gia, Diễn giả, Danh nghiệp, Chủ đầu tư trong lĩnh vực năng lượng.

2. Đại biểu và Đối tác quốc tế:

  • Các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế hoạt động trong lĩnh vực điện khí, điện gió, thủy điện, điện mặt trời, cung cấp thiết bị năng lượng… đang hoạt động tại Việt Nam, như: Siemens Energy, Marubeni Corp, Mitsubishi Power, GOODWE; GROWATT; SUNGROW; HUAWEI; SOLIS; SMA, Alpha ESS, FOX ESS, KSTAR, KACO New, WARTSILA, Hopewind Electric, BayWa r.e., BYD, CSBattery Energy, Tesla, Inc…vv.
  • Các ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam…

Theo Tạp Chí NLVN

Để lại 1 bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon