Một số vấn đề cần lưu ý về việc chống sét cho hệ thống điện mặt trời

Công tác chống sét cho công trình điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Những sự cố cháy chập – hỏng hóc trên hệ thống điện NLMT xảy ra với mật độ khá cao trong thời gian gần đây.

Một số vấn đề cần lưu ý về việc chống sét cho hệ thống điện mặt trời

Nguyên nhân chính gây ra sự cố trên hệ thống điện năng lượng mặt trời được thống kê như sau:

Một là: Con người:

  1. Những sai sót trong quá trình triển khai lắp đặt.
  2. Quy trình vận hành, kiểm tra bảo trì hệ thống.
  3. Quy trình và nội dung kiểm tra bảo trì chưa chi tiết, chuyên sâu dẫn đến trong quá trình thực hiện không phát hiện sớm và đầy đủ các dấu hiệu có thể dẫn đến sự cố.
  4. Công tác kiểm tra bảo trì chưa được Quy chuẩn hóa, dẫn đến tần suất chu kỳ thực hiện chưa thống nhất và hợp lý.

Hai là: Thiên tai – hiện tượng cực đoan của thời tiết:

  1. Mưa đá, gió bão.
  2. Những trận mưa đá, với đường kính đá đủ lớn có thể phá hủy bề mặt các tấm Ppin NLMT
  3. Các vị trí hỏng trên tấm pin gây ra suy giảm khả năng chuyển hóa năng lượng và tiềm ẩn nguy cơ ngắn mạch cháy chập.
  4. Tác động của sét.
  5. Là nguyên nhân chính và lớn nhất gây ra các sự cố trên hệ thống điện NLMT thông qua tác động trực tiếp, hoặc xung sét lan truyền.
  6. Nguyên nhân sét đánh là khách quan nhưng mức độ thiệt hại lại quyết định bởi yếu tố chủ quan – con người. Ảnh hưởng của nhân tố con người nằm ở việc chưa nhận biết rủi ro và các nguy cơ tiềm ẩn từ sét dẫn đến công tác bảo vệ không nhận được sự quan tâm đúng mức. Từ khâu đầu tư cho hạng mục chống sét, thiết kế thi công, nghiệm thu, kiểm tra bảo trì hàng năm, v.v…

Dưới tác động của sét hai dạng thiệt hại có thể xảy ra:

Dạng thứ nhất: Thiệt hại xảy ra ngay lập tức tại thời điểm hệ thống chịu tác động của sét, bao gồm các hiện tượng cháy nổ, chập điện, gián đoạn hệ thống nguồn, hệ thống điện tử – thông tin… Đây là kiểu thiệt hại có thể nhận thấy trực quan và dễ dàng kết luận nguyên nhân.

Dạng thứ hai: Sét và xung sét lan truyền tác động nhưng không gây ra các thiệt hại ngay lập tức. Các thiệt hại này có thể bao gồm: Giảm hiệu năng chuyển đổi năng lượng của tế bào quang điện, suy giảm khả năng cách điện của thiết bị và cáp dẫn, giảm tuổi thọ tiếp điểm đóng, cắt của các thiết bị bảo vệ quá dòng… Dạng thiệt hại này xảy ra một cách âm thầm và tích tụ lớn dần, đến khi xuất hiện các dấu hiệu trực quan thì mức độ thiệt hại đã ở ngưỡng nghiêm trọng và khó có thể kiểm soát.

Dù quá trình xảy ra thiệt hại diễn ra theo nhiều cách khác nhau, hậu quả vẫn sẽ dẫn đến các sự cố cháy chập, gây hỏng hóc thiết bị. Gây ra các tổn thất kinh tế và tác động tiêu cực đến tính ổn định của nguồn điện. Trong một số trường hợp các sự cố trên hệ thống điện NLMT có thể đe dọa sức khỏe và tính mạng con người.

Ngày nay, các hãng sản xuất biến tần quang điện hàng đầu thế giới với sự nhận thức về các mối đe dọa từ sét, đã sớm đưa ra biện pháp chủ động bảo vệ cho biến tần bằng cách tích hợp sẵn các module SPD PCB (printed circuit board) bên trong. Tuy nhiên, việc tích hợp trên mới chỉ đáp ứng một phần trong tổng thể giải pháp chống sét cho hệ thống điện NLMT.

Cần chú ý, việc lựa chọn các SPD tích hợp bên trong Model biến tần phải được thử nghiệm và đáp ứng theo Tiêu chuẩn quốc tế liên quan. Hơn nữa, phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các SPD bên trong Model biến tần với các SPD bảo vệ ở các vị trí khác trong cùng hệ thống điện NLMT.

Inverter Growatt thế hệ X có tích hợp chức năng chống sét lan truyền SPD DC và AC loại II

Biến tần điện mặt trời Growatt thế hệ mới đều có tích hợp chức năng chống sét lan truyền SPD DC và AC loại II.

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới dành cho hộ gia đình – an toàn hơn khi sử dụng inverter có tích hợp chức năng chống sét lan truyền SPD
Hệ thống điện mặt trời hòa lưới dành cho hộ gia đình – an toàn hơn khi sử dụng inverter có tích hợp chức năng chống sét lan truyền SPD

Để lại 1 bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon