Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện 8), định hướng phát triển nguồn điện sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà tự dùng (tự xuất, tự tiêu thụ).
Phát triển hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
Quy hoạch điện 8 đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 – 71,5%. Kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204 – 254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27 – 31 triệu tấn vào năm 2050. Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 (với điều kiện các cam kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất). Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn, hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.
Quy hoạch điện 8 đặt ra phương án phát triển là đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, tiếp tục gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện và điện năng sản xuất. Trong đó, điện gió ngoài khơi được định hướng phát triển mạnh kết hợp với các loại hình năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió trên bờ…) để sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh…) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.
Về phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo: Dự kiến đến 2030, hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng bao gồm:
- Sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện.
- Công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan.
- Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng như Bắc bộ, Nam Trung bộ, Nam bộ khi có các điều kiện thuận lợi.
Bên cạnh đó, phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng mới phục vụ xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000 – 10.000 MW.
Ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng
Trong các nguồn điện năng lượng tái tạo, điện mặt trời mái nhà tự dùng, các nguồn điện tự sản, tự tiêu được đặc biệt ưu tiên phát triển. Theo đó, Quy hoạch điện 8 nhấn mạnh ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu (trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia). Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Mục tiêu từ nay đến năm 2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW. Loại hình nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp.
Đặc biệt, Quy hoạch điện 8 đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Quy hoạch điện VIII được nhận định sẽ là động lực tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực năng lượng tái tạo nói riêng, ngành điện nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng sang các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng mới và đóng góp cho các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, hiện thực hóa mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “net-zero” vào năm 2050 như Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26.
Xem chi tiết nội dung toàn văn Quy hoạch điện 8 – Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050:
test_PDF_embedLà đơn vị uy tín có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực điện mặt trời mái nhà, Alena Energy sẽ đem lại cho doanh nghiệp những giải pháp thiết thực và hợp lý nhất cho nhu cầu sử dụng điện xanh từ hệ thống điện mặt trời.
Hiện tại, Alena Energy đang triển khai mô hình giải pháp ESCO với 4 lợi ích dành cho doanh nghiệp như sau:
KHÔNG phí đầu tư ban đầu.
ĐƯỢC sử dụng điện giá rẻ (thấp hơn 8% đến 25% so với EVN).
ĐƯỢC hỗ trợ nhận chỉ năng lượng xanh (I-RECs).
ĐƯỢC bàn giao và sở hữu toàn bộ hệ thống điện mặt trời mái nhà vào thời hạn cuối hợp đồng.
Chọn Alena Energy – Chọn bước chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp!
Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về chính sách này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan, vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Công nghệ Năng lượng ALENA
- Địa chỉ: 2G Nguyễn Thành Ý, P.Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phòng kinh doanh:
- Mr. Alex Phan , sđt: 0901898539, email alex@alena-energy.com hoặc
- Ms. Nguyễn Thị Bảo Châu SĐT: 0987837199 Email: chau@alena-energy.com