Thúc đẩy phát triển các giải pháp điện mặt trời kết hợp nông nghiệp

Trong khuôn khổ Tuần lễ Năng lượng tái tạo 2020, tọa đàm “Chuyển dịch năng lượng công bằng qua thúc đẩy phát triển các giải pháp điện mặt trời kết hợp nông nghiệp và điện mặt trời nổi”

Theo số liệu thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), công suất điện mặt trời mái nhà trên cả nước tính đến tháng 8/2020 đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2019, gấp 57 lần so với năm 2018. Năng lượng tái tạo là ngành duy nhất không bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh hiện nay.

Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của Việt Nam rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp. Xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, bền vững, ít/không phát thải khí nhà kính… là xu hướng của nền nông nghiệp hiện đại.

Tỷ lệ sử dụng đất cho sản xuất điện mặt trời là 1,2 ha/MW, như vậy với 4.400 MW đã được triển khai thì có hơn 6.000 ha đất đã được sử dụng. Dự kiến sẽ có trên 34.000 ha đất sẽ được dành cho 28.000 MW đang được triển khai và đa số loại đất được quy hoạch là đất nông nghiệp. Trước vấn đề đó, sáng kiến sử dụng đất kép cho điện mặt trời và phát triển nông nghiệp ra đời. Phương pháp này giúp tiết kiệm đất tối đa, vừa khai thác điện mặt ở trên vừa có thể phát triển nông nghiệp ở dưới.

Giàn pin mặt trời trên đất trồng lúa, rau màu
Giàn pin mặt trời trên đất trồng lúa, rau màu

Theo các chuyên gia của dự án đất nông nghiệp kết hợp sản xuất điện mặt trời APV, dự án đã tham khảo các kinh nghiệm quốc tế để xác định mô hình, loại cây trồng, cách tiếp cận, sử dụng, mật độ lắp đặt, chiều cao gắn giàn pin phù hợp… Bên cạnh đó, nhóm cũng nghiên cứu về chi phí, doanh thu cho các loại cây trồng, xác định loại có khả năng phù hợp, từ đó xây dựng và tiến hành phân tích tài chính của mô hình để đánh giá tính khả thi của phương pháp

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Khánh, chuyên gia năng lượng cho biết thêm về đặc điểm của phương pháp APV. Mật độ lắp đặt của giàn pin APV sẽ thấp hơn những phương pháp thông thường, thường là 0.33 – 0.67 MW/ha. Chiều cao lắp đặt phải cao hơn để đảm bảo ánh sáng có thể chiếu đến cây trồng và máy móc phục vụ sản xuất có thể hoạt động phía dưới giàn pin.

Chi phí đầu tư hệ thống giàn pin và hệ thống giàn khung ở khu đất kép có vốn đầu tư cao hơn so với những khu đất chỉ dành cho phát triển điện mặt trời. Tuy nhiên, nếu xét về sản lượng điện thu được và doanh thu do sản xuất nông nghiệp lại khả quan hơn. Do vậy, để bù đắp cho khoản kinh phí lớn này, nhà đầu tư nên lựa chọn các loại cây trồng giàu tiềm năng, cho thu nhập cao và có thể chịu bóng râm tốt như dưa vàng, khoai sọ, hành tây…

Ông Khánh cũng đề xuất, các cơ quan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương cần vào cuộc chủ trì và thẩm định các phương án này. Đặc biệt, cần quy định các thông số thiết kế chính để đảm bảo cho phương pháp này được thực hiện ví dụ như các quy định liên quan đến chiều cao, mật độ của hệ thống lắp đặt… Theo ông, trước mắt hệ hống APV nên được hỗ trợ triển khai các dự án thí điểm cho một số loại cây trồng chủ lực, cũng như cần xây dựng giá FiT phù hợp.

Theo nangluongsachvietnam

Alena là đại diện phân phối chính thức thiết bị điện mặt trời thương hiệu Growatt, LONGi, BySolarPower, HT SAAE, Huayu tại Việt Nam 🇻🇳
Quý khách quan tâm mua hàng, vui lòng liên hệ công ty Alena hoặc các đại lý phân phối trên toàn quốc
Địa chỉ: 167-169 Điện Biên Phủ, P.Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
ĐT: 028-39262683
📨 Email: sales@alena-energy.com

Để lại 1 bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *