Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn. Theo đó, Nghị định số 80/2024/NĐ-CP quy định mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 02 hình thức: Mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng và Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia.
– Mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua Đường dây kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn theo quy định tại Chương II Nghị định này.
– Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia là hoạt động mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) và hoạt động mua bán điện thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này bao gồm:
- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh;
- Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu;
- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn.
Nghị định cũng quy định Nguyên tắc mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng. Về hình thức mua bán điện trực tiếp qua Đường dây kết nối riêng, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn thực hiện mua bán điện trực tiếp thông qua Đường dây kết nối riêng theo các nguyên tắc sau:
- Hợp đồng mua bán điện giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua Đường dây kết nối riêng do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại Điều 22 Luật Điện lực và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Giá bán điện do hai bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này.
Dự kiến điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, có quy mô công suất theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt nếu không dùng hết thì được bán lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 10% công suất lắp đặt thực tế. Công suất lắp đặt thực tế không vượt quá công suất được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký phát triển do cơ quan có thẩm quyền cấp. Tập đoàn Điện lực Việt Nam thanh toán cho tổ chức, cá nhân phần sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia nhưng không vượt quá 10% công suất lắp đặt thực tế.
Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) lượng điện năng tiêu thụ của các trung tâm dữ liệu toàn thế giới đạt khoảng 240-340 tỷ kWh (số liệu năm 2022); tính toán này chưa bao gồm các trung tâm “đào” tiền số và tiêu thụ điện cho các đường truyền số liệu. Các siêu công ty như: Amazon, Google, Apple… sở hữu các trung tâm dữ liệu lớn luôn muốn sử dụng 100% năng lượng tái tạo nhằm tạo thương hiệu “xanh” của họ, vì giá trị thương hiệu chiếm tỷ lệ rất lớn trong tài sản của công ty, có tính chất sống còn trong việc thu hút sự ủng hộ của công chúng. Để làm được như vậy, họ cần các hợp đồng mua bán điện trực tiếp (chúng ta hay gọi là DPPA). Ngoài việc tạo ra màu “xanh” cho người mua, hợp đồng mua bán điện trực tiếp còn làm giảm giá điện dài hạn của bên mua và tạo ra nguồn đầu tư chắc chắn cho bên bán – tức là tạo ra lợi ích kinh tế thuần túy. Tính chất “xanh” của điện sẽ được đảm bảo nhờ các chứng chỉ “xanh”, hoặc tín chỉ carbon mà bên bán có nghĩa vụ trao lại toàn bộ cho bên mua. Như vậy, chính công ty sở hữu trung tâm dữ liệu có thể bỏ tiền ra đầu tư toàn bộ một, hoặc nhiều nhà máy điện gió, điện mặt trời để sở hữu chứng chỉ cho trung tâm dữ liệu của mình.
Nguồn điện cho trung tâm dữ liệu có đặc điểm là phải cực kỳ ổn định, nên khi có hợp đồng kết nối trực tiếp họ sẽ không đơn thuần kết nối với một nhà máy điện gió, hay mặt trời có pin lưu trữ theo hợp đồng mà họ sẽ kết nối ít nhất với hai nguồn (điện năng lượng tái tạo và điện lưới). Ngoài ra, còn nguồn thứ ba là hệ thống phát dự phòng lúc mất điện lưới, nằm bên trong hàng rào trung tâm dữ liệu, có nhiệm vụ phát dự phòng khi mất điện thời gian ngắn. Các DPPA thường có thời hạn dài 10-15 năm, đảm bảo bên bán tìm được nguồn cung cấp tín dụng cho đầu tư vào năng lượng tái tạo. Với thời hạn đó, bên bán đủ thuyết minh thời hạn hoàn vốn và có lãi nên dễ dàng tìm được ngân hàng cấp tín dụng. Với thời hạn dài, giá mua điện sẽ được chiết khấu tới mức thấp cho bên mua khi mà trên thị trường nhu cầu điện dự đoán sẽ tăng đột biến do nhu cầu xe điện, kéo theo giá điện tăng. Hơn nữa, điện gió ở một số khu vực đang được chính quyền trợ giá nên có thể thấp hơn giá điện than, hoặc khí. Nhưng đó cũng là trở ngại cho các công ty nhỏ (bên mua), vì họ phải có sự đảm bảo ngân hàng cho hợp đồng mua dài hạn đó. Ví dụ một công ty muốn ký hợp đồng dài hạn 15 năm mua điện công suất 20 MW, dù là với giá rẻ 60 USD/MWh cũng phải tìm ra nguồn đảm bảo tín dụng cỡ 158 triệu USD cho hợp đồng DPPA. Vì thế cho đến nay đa số các trung tâm “xanh” vẫn thuộc về các công ty siêu lớn.
Những thách thức kết nối trung tâm dữ liệu trực tiếp với điện năng lượng tái tạo thực sự vẫn còn đó, vì đó là nguồn điện không liên tục, phụ thuộc vào thời tiết trong khi trung tâm dữ liệu lại cần nguồn hết sức ổn định 24/7, đúng hơn là 24/365. Do đó trung tâm dữ liệu vẫn chủ yếu nối lưới về mặt vật lý. Khi đó, để không bị thiệt hại do luôn đảm bảo cung cấp điện ổn định cho trung tâm dữ liệu trong khi nguồn cung lại là điện năng lượng tái tạo không ổn định, công ty điện lực vận hành hệ thống điện, ngoài chi phí truyền tải, phải áp dụng phí công suất và phí dịch vụ hỗ trợ. Những khoản phí đó sẽ giúp công ty điện lực có tiền để trả cho chi phí phát điện đột xuất nhảy vọt. Ở Trung Quốc và Thái Lan, công ty điện lực phải trả phí trực máy cho các nhà máy điện khí theo kW/tháng, dù họ có phát điện hay không. Nhờ đó, các công ty điện lực có thể đảm bảo nguồn cung điện luôn ổn định.
Dựa trên những ưu điểm và hạn chế liên quan đến việc thực hiện hợp đồng mua bán điện trực tiếp của nước ngoài vừa nêu trên, cần rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam:
Thứ nhất: Các công ty cần hợp đồng mua bán điện trực tiếp (ở Việt Nam gọi là DPPA) theo dạng kết nối trực tiếp sẽ có xu thế mua các nguồn thủy điện lớn của Việt Nam, vì giá rẻ và có nguồn điện ổn định quanh năm. Các nguồn thủy điện nhỏ và vừa cũng có thể được ngắm tới, vì nguồn rẻ và ổn định trong thời gian nhất định, còn lại họ mua điện lưới, hoặc DPPA ảo. Do đó, Chính phủ cần giữ các nguồn này cho hệ thống điện chung, không cho mua bán trực tiếp.
Thứ hai: Chi phí truyền tải của Việt Nam hiện tại quá thấp so với các nước có hệ thống tương đương, có thể chưa phản ánh hết chi phí thực sự nếu hạch toán đầy đủ và độc lập theo khoảng cách, cũng như vị trí truyền tải. Do đó, hợp đồng DPPA có thể sẽ lợi dụng để hưởng chi phí truyền tải thấp.
Thứ ba: Dù trực tiếp, hay ảo thì các hợp đồng DPPA cũng tạo ra áp lực lớn cho lưới điện buộc phải cân bằng với lượng điện năng lượng tái tạo đang ngày càng tăng. Do đó, cần phải có các chính sách điều độ thích hợp với khả năng chịu tải của lưới điện.
Thứ tư: Giá điện khí và lưu trữ hiện tại cao gấp rưỡi giá điện bán lẻ của EVN không khuyến khích các doanh nghiệp ngoài EVN đầu tư vào hai mảng đó dù Quy hoạch điện VIII có đưa ra tham vọng lớn. Nếu EVN tự đầu tư sẽ gây thua lỗ. Không có điện khí và lưu trữ thì không thể tăng tiếp năng lượng tái tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp muốn DPPA.
Thứ năm: Hiện tại Việt Nam chưa áp dụng giá điện 2 thành phần, nên việc chuẩn bị và duy trì sẵn sàng công suất cung cấp cho trung tâm dữ liệu có DPPA với một số nhà máy năng lượng tái tạo trở nên cực kỳ tốn kém (nếu chỉ bán điện theo lượng điện năng cung cấp thực sự theo yêu cầu luôn đột xuất trong khung giá thị trường bị giới hạn). Không có phí công suất sẽ tạo ra kinh doanh không bình đẳng, vì EVN không có tiền duy trì công suất trực sẵn sàng phát điện.
Song song đó, Việt Nam hiện đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình thực hiện trao đổi tín chỉ carbon do các quy định chưa ban hành kịp thời, đầy đủ. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực ở cả khu vực tư nhân và khu vực công cho các lĩnh vực này đều thiếu về số lượng lẫn kinh nghiệm. Với dự kiến Việt Nam sẽ tạo ra khoảng 10,8 triệu tín chỉ carbon tự nguyện mỗi năm, nhu cầu về cơ chế trao đổi và mua bán tín chỉ này đang ngày càng tăng. Điều này đã khiến nhiều người quan tâm, thảo luận về việc thiết lập một sàn trao đổi tín chỉ carbon trong nước. Thị trường tín chỉ carbon cho phép các nhà đầu tư và tập đoàn giao dịch đồng thời tín chỉ và bù đắp carbon, mang lại lợi ích kép trong việc giải quyết khủng hoảng môi trường và mở ra triển vọng thị trường mới. Hiện nay, Việt Nam đã ký thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với ngân hàng thế giới cho 6 địa phương tại Bắc Trung Bộ. Thỏa thuận này bao gồm việc chuyển giao 10,3 triệu tấn CO2 với mức giá 5USD/ tấn. Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng thế giới đã giải ngân 80% kinh phí tương đương 41,2 triệu USD cho Việt Nam.
Với sứ mệnh hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu bền vững thông qua các giải pháp năng lượng sạch, công ty Alena Energy hiện đang là đối tác chính thức của I-REC Standard và là đơn vị tiên phong về cung cấp tín chỉ I-REC tại Việt Nam. Chứng chỉ I-REC giúp doanh nghiệp chứng minh cam kết sử dụng năng lượng tái tạo, từ đó góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững. Alena Energy với lợi thế hợp tác với các tổ chức RE100/ ESG trên thế giới, kết nối trực tiếp các nhà máy năng lượng tái tạo tại Việt Nam với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu lĩnh vực năng lượng tái tạo, tự hào là đối tác chính thức cung cấp chứng chỉ năng lượng tái tạo I-REC cho nhiều đối tác lớn như LG-Display, Sonova, REE, BYD, Foxconn, Google, Microsoft, Ubisoft… việc này không chỉ giúp khách hàng giảm phát thải khí nhà kính một cách gián tiếp, mà còn nâng cao uy tín và tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Alena Energy tin tưởng rằng với những chia sẻ nêu trên sẽ giúp doanh nghiệp có thêm những thông tin hữu ích về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Qua đó, nâng cao uy tín của doanh nghiệp với các bên liên quan, thể hiện rõ nét cam kết của doanh nghiệp đối với trách nhiệm của xã hội và môi trường, đóng góp vào nỗ lực toàn cầu để giảm biến đổi khí hậu và bảo vệ hành tinh xanh.
Cùng Alena Energy chung tay kiến tạo tương lai xanh!
Link tải Nghị định số 80/2024/NĐ-CP tại đây: https://alena-energy.com/?sdm_process_download=1&download_id=80532
Link tải Báo cáo số 200/BC-BCT tại đây: https://alena-energy.com/?sdm_process_download=1&download_id=80544
—
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG ALENA
Email: sales@alena-energy.com
SĐT: 028-39262683
Hotline: 0813 185 186
Website: alena-energy.com
Địa chỉ: 2G Nguyễn Thành Ý, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM